Sai khớp cắn – Top những kiểu hình sai khớp cắn thường gặp!

Sai khớp cắn là một trong những vấn đề gặp ở rất nhiều người. Mỗi kiểu hình sai lệch khớp cắn sẽ có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên lại có rất nhiều người cho rằng đó là điều bình thường và không quan tâm đến.

Dưới đây là những kiểu hình sai lệch khớp cắn và những ảnh hưởng và bạn nên biết!

1. Tình trạng sai khớp cắn: Răng khấp khểnh, lệch lạc

Sai khớp cắn - Top những kiểu hình sai khớp cắn thường gặp!

 

Tình trạng răng khấp khểnh, lệch lạc được biểu hiện như sau: Vị trí các răng mọc lệch lạc không theo đúng hàng lối, tình trạng răng cái mọc thụt cái mọc thò ra. Chính điều này gây nên nhiều vấn đề khi ăn nhai cũng như vệ sinh răng miệng.

Bên cạnh đó, vấn đề thẩm mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng khi 1 hàm răng không mọc đúng vị trí sẽ dẫn đến vấn đề mất cân bằng môi má.

Niềng răng sẽ giúp nắn chỉnh lại khớp cắn và kéo răng về đúng vị trí cần thiết. Phương pháp niềng răng sẽ giúp cho bạn có được hàm răng đều đẹp và cân đối.

2. Tình trạng răng bị hô

Biểu hiện của 1 hàm răng bị hô đó là khi: Chúng ta thấy hàm trên chìa ra, hàm dưới thụt vào gây ra cảm giác mũi gãy, trán lệch, mất thẩm mỹ. Nhiều trường hợp hô nặng thậm chí răng chìa ra khỏi môi.

Tuy nhiên để đánh giá được mức độ hô nặng hay nhẹ, hô do xương hay hô do răng thì cần đánh giá trên phim chụp X-Quang, từ đó bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác được cho bạn.

Đối với những trường hợp bị hô sẽ có nhiều ảnh hưởng như: Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, sức khỏe răng miệng và cả thẩm mỹ.

3. Tình trạng răng móm

Đối với tình trạng răng móm khiến cho gương mặt của chúng ta bị gãy. Tình trạng răng móm nặng hay nhẹ, móm do răng hay do xương thì cũng sẽ cần đến sự đánh giá của bác sĩ trên phim chụp X-Quang.

Đối với tình trạng răng móm hàm trên thụt vào, hàm dưới nhô ra gây tình trạng mặt lưỡi cày hết sức kém duyên. Việc ăn nhai khó khăn, nói ngọng, phát âm kém. Răng móm cũng là một bệnh lý khớp cắn gây giảm tuổi thọ răng (đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên). Các bệnh nhân bị móm mà không được chữa trị bằng niềng răng sẽ có nguy cơ bị hỏng, rụng nhóm răng cửa hàm trên rất sớm.

4. Tình trạng sai khớp cắn: Khớp cắn sâu

Đối với tình trạng cắn sâu được biểu hiện như: khi cắn hàm trên che phủ hàm dưới khiến cằm bạn ngắn đi đáng kể, gương mặt thiếu cân đối, hài hoà. Việc khớp cắn sâu gây nên những ảnh hưởng về sức khỏe rất nhiều. Bởi đối với tình trạng cắn sâu răng thì hàm sẽ luôn trong tình trạng đau mỏi hàm và gây ức chế thần kinh.

Phương pháp niềng răng sẽ giúp cho các răng của bạn sẽ được tiến hành nắn chỉnh và đưa về đúng vị trí khớp cắn. Có rất nhiều phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay như:

  • Niềng răng bằng phương pháp khay niềng trong suốt
  • Niềng răng bằng phương pháp mắc cài: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê…

Trên đây là nhưng thông tin và kiến thức về chủ đề niềng răng & Sai lệch khớp cắn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua địa chỉ sau đây:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 07:30 a.m – 18:00 p.m

HOTLINE:  0799 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Xem thêm: Niềng răng mắc cài – 99% người niềng răng chưa biết những điều này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video