Viêm nha chu

Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu rất dễ mắc phải và khi không có hướng điều trị kịp thời sẽ gây ra nhưng tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng. Đây là bệnh lý liên quan đến các mô quanh răng. Có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng nướu bị vi khuẩn tấn công, nướu bị tách dần ra khỏi chân răng từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn lan sâu xuống các cấu trúc bên dưới của mô nha chu.

Bệnh viêm nha chu phát triển theo 2 giai đoạn chính, giai đoạn 1 là viêm lợi thông thương và giai đoạn 2 là viêm nha chu. Thường bệnh lý này sẽ có các biểu hiện:

  • Lợi chuyển màu sắc từ hồng sang đỏ sẫm.
  • Cao răng nhiều ở quanh chân răng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Dễ chảy máu chân răng.

Bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm gì cho sức khỏe?

Viêm nha chu được biết đến là một trong các bệnh răng miệng nguy hiểm, có ảnh hưởng cực xấu với sức khỏe răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả:

Khi nướu dần có biểu hiện tách xa khỏi răng, lộ rõ chân răng, hình thành các khe hở vôi răng sẽ phát triển và mở rộng vào các khe hở này kéo theo vi khuẩn, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng này lâu dài sẽ phá vỡ dần các cấu trúc xương và mô giữ cho răng đứng vững. Xương, nướu, dây chằng nha chu cố định răng sẽ bị tiêu hủy, răng trở nên lung lay cần phải được nhổ bỏ hoặc tự rớt ra.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã cho thấy nhóm vi khuẩn này có thể xâm nhập vào máu người bệnh thông qua mô nướu, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể dẫn đến một số bệnh như hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ.

Như vậy, viêm nha chu không chỉ đơn giản gây đau nhức, làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Gây tụt nướu mất thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến biến chứng rụng răng.

Ai dễ bị viêm nha chu?

Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, người cao tuổi. Đống thời đây cũng là hậu quả do quá trình làm răng sai cách hay thất bại của chỉnh nha. Răng lệch lạc khấp khểnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh này.

Điều trị viêm nha chu như thế nào?

Đối với gia đoạn đầu, chúng ta có thể điều trị bằng khám sinh răng liều nhẹ. Vệ sinh sạch cao răng, điều trị viêm lợi. Sau đó nên định kỳ tái khám và kiểm tra sau 3 đến 6 tháng.

Đối với gia đoạn sau, diễn biến xấu có thể cần can thiệp biện pháp tiểu phẫu, cắt nạo lợi.

Để tránh hậu quả xấu với sức khỏe răng miệng, bạn nên:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm, mảnh. Nhẹ nhàng xoay tròn và chải theo chiều dọc. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính vào các kẽ răng.
  • Đều đặn 3 – 6 tháng/lần, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tái khám. Cạo vôi răng định kỳ, kịp thời phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng của viêm nha chu. Tránh những biến chứng có thể xảy ra.
  • Không hút thuốc, sử dụng các thực phẩm có hại cho răng miệng.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video