Tác hại của cao răng

Cao răng bám trên bề mặt răng không chỉ gây hôi miệng, cản trở việc vệ sinh răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng.

1. Cao răng là gì ?
Thực chất cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng bám thức ăn, vi khuẩn được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt. Lâu dần trở nên cứng, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.Từ đó hình thành cao răng.

 Tác hại của cao răng

2. Tác hại của cao răng

Cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn mà chúng ta cứ nghĩ là vô hại, nhưng thực tế nó có hại vô cùng và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng.
– Hơi thở có mùi:
Cao răng bám trên răng gây cản trở quá trình vệ sinh răng miệng từ đó gây ra tình trạng hơi thở có mùi.

 Hơi thở có mùi

– Sâu răng:
Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn có hại cho răng. Vi khuẩn này lên men đường trong thức ăn tạo acid. Và hợp chất có tính acid có thể làm hỏng men rằn và gây nên sâu răng.
– Tiêu xương hàm:
Độc tố của vi khuẩn có trong răng gây ra tình trạng viêm. Từ đó gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bán dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức xung quanh bảo vệ. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu.
– Viêm nướu, viêm nha chu:
Vi khuẩn trong cao răng gây kích ứng nướu. Ở mức độ nhẹ gây tình tình trạng viêm nướu với các triệu chứng như nướu sưng, đỏ, chảy máu nướu,…Nếu không được theo dõi và vệ sinh đúng cách sẽ tiến triển thành bệnh viêm nha chu.

  Tụt lợi do cao răng

Đây là một trong số tác hại nguy hiểm của cao răng

– Ảnh hưởng đến đức khỏe tổng thể:
Bệnh nha chu không chỉ đe dạo sức khỏe răng miệng mà nó còn gây một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể như đái tháo đường, bệnh tim mạch,…
– Gây mất thẩm mỹ:
Cao răng khiến cho răng của bạn trở nên xỉn màu, ố vàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
3. Phòng ngừa cao răng
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng tối thiểu 2 lần/ngày và sử dụng loại kem đánh răng có chứa flouride.
– Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối sinh lý sau khi đánh răng.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ các thức ăn thừa. Việc làm này sẽ không làm tổn thương đến chân răng.
– Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường. Nên ăn thực phẩm tốt cho răng như táo, trà đen, đinh hương,…
– Thăm khám bác sĩ nha khoa để vệ sinh cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video