Chấn thương răng sữa – 3 cách xử lý tình trạng răng sữa bị chấn thương

Chấn thương răng sữa – 3 cách xử lý tình trạng răng sữa bị chấn thương

Chấn thương răng sữa là tình trạng răng sữa không may bị va đập gây nên tình trạng gãy, rụng hoặc vỡ răng. Răng sữa là những chiếc răng mọc ở giai đoạn 1 của trẻ. Khoảng từ 6 tuổi trở lên trẻ sẽ bắt đầu thay răng. Vậy nếu trong quá trình trẻ bị chấn thương những chiếc răng sữa nhưng chưa đến giai đoạn thay răng thì phải làm sao?

Ba mẹ đừng lo lắng, dưới đây là 3 cách xử lý tình trạng răng sữa bị va đập, chấn thương.

1. Chấn thương răng sữa thường sẽ xảy ra như thế nào?

Chấn thương răng sữa - 3 cách xử lý tình trạng răng sữa bị chấn thương

Tình trạng chấn thương răng ở trẻ thường sẽ bị tác động va chạm nhiều ở hàm trên hơn so với hàm dưới. Ở vị trí răng cửa giữa thường sẽ dễ bị va chạm nhiều nhất.

Đối với trẻ em, xương ổ răng của trẻ mềm, điều này khác với người lớn. Xương ổ răng ở người lớn thường sẽ cứng chắc hơn rất nhiều. Cùng với đó, hệ thống dây chằng quanh răng chưa được chắc mà vẫn còn lỏng lẻo. Vì vậy, trong trường hợp không may bị tai nạn, chấn thương vùng răng hàm mặt thì răng sẽ có thể bị lung lay chứ không bị gãy.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu răng bị gãy thì cũng có rất nhiều kiểu khác nhau như vỡ một mảnh nhỏ, gãy ngang thân răng, chân răng hoặc cả 2. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo.

Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. Ngoài ra cũng có thể gãy xương hàm, trật khớp thái dương hàm hoặc các chấn thương khác kèm theo.

2. Bố mẹ cần xử lý thế nào khi răng con bị chấn thương

Trong trường hợp không may, ba mẹ thấy con bị va đập vùng răng hàm mặt khiến con bị gãy hoặc lung lay răng thì ba mẹ nên:

  • Thứ 1: Lúc này có thể con sẽ hoảng sợ. Nên điều đầu tiên ba mẹ cần làm đó là tỏ ra bình tĩnh, tránh hốt hoảng khiến con càng trở nên sợ hãi hơn.
  • Thứ 2: Có thể con sẽ bị chảy máu khi va đập. Lúc này ba mẹ nên sơ cứu tại chỗ cho trẻ. Trong trường hợp bị chảy máu thì sẽ dùng miếng gạc để đắp vào vị trí máu chảy. Ba mẹ hướng dẫn trẻ cắn chặt gạc để có thể làm máu ngưng chảy.
  • Thứ 3: Ba mẹ quan sát nếu như thấy máu đã bắt đầu ngưng chảy thì sẽ tiến hành cho trẻ chườm nước mát hoặc đá ở vị trí va đạp. Điều này sẽ giúp vị trí bị chấn thương giảm sưng, đau. Còn trong trường hợp con đau thì ba mẹ nên cho con uống thuốc giảm đau.
  • Thứ 4: Ba mẹ quan sát trong trường hợp con bị sứt, mẻ răng thì nên lấy bỏ tất cả các mảnh vỡ vụn. Tránh để những mảnh vỡ đó vướng vào môi, má của trẻ. Vì nó có thể gây đau, khó chịu, làm vết thương nhiễm trùng,… Tuy nhiên nếu việc lấy mảnh vỡ khó khăn có thể làm vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn hoặc gây đau thì nên đưa trẻ đến phòng khám răng để nha sĩ xử lý.

Trong trường hợp cần thiết thì tốt nhất ba mẹ nên cho con tới nha sĩ để được bác sĩ kiểm tra và có những chỉ định phù hợp.

3. Những trường hợp có thể xảy ra khi con bị chấn thương răng sữa

Khi bị va đập vùng răng sữa thường sẽ có những tình huống sau sảy ra:

  • Tình huống thứ 1: Răng của trẻ không bị gãy mà chỉ lung lay nhẹ. Trong trường hợp này thì ba mẹ có thể xử lý bằng cách: Hướng dẫn trẻ dùng lưỡi đẩy răng vào chỗ cũ, ổn định lại ở hốc răng mà không bật ra hay chảy máu. Còn nếu trong trường hợp răng bị lung lay nhiều, chảy máu, thậm chí va đập ảnh hưởng đến tủy răng thì ba mẹ cần cho trẻ tới nha sĩ để kiểm tra.
  • Tình huống thứ 2: Trong trường hợp răng sữa bị gãy hẳn ra. Ở trường hợp này thì ba mẹ cố gắng xử lý tình trạng chảy máu răng cho trẻ. Sau đó đưa con đi tới nha sĩ để được thăm khám và kiểm tra.
  • Tình huống thứ 3: Con bị đau, va đập vùng nướu, lợi: Nếu như vùng nướu lợi của con bị rách thì ba mẹ đưa con tới nha sĩ để bác sĩ rửa vết thương, gây tê nếu cần thiết phải xử lý ngay để tránh con bị chảy máu nhiều hơn.

Trong trường hợp con bị mất răng sữa thì cũng sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến việc mọc răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe của răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong trường hợp con bị mất răng sữa quá sớm thì ba mẹ nên cho con đi khám nha sĩ để bác sĩ có những khí cụ giúp giữ khoảng hoặc giúp quá trình mọc răng vĩnh viễn diễn ra tốt hơn.

Ba mẹ có thể xem chi tiết tại video này:

Địa chỉ liên hệ:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 07:30 a.m – 18:00 p.m

HOTLINE: 0799 155 121  –  0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Fanpage: Bác sĩ Trung Long Biên

Xem thêm: Xử lý đốm trắng trên răng và cách phòng ngừa tình trạng này!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video