Khớp cắn ngược – Chỉnh nha sẽ giúp cải thiện như thế nào?

Khớp cắn ngược là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn gặp phổ biến trong chỉnh nha. Việc niềng răng sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề của tình trạng răng bị cắn ngược. Vậy tình trạng răng bị cắn ngược là do những yếu tố nào? Niềng răng sẽ khắc phục được những vấn đề gì?

Mời bạn đọc bài viết!

1. Định nghĩa thế nào là khớp cắn ngược?

Khớp cắn ngược - Chỉnh nha sẽ giúp cải thiện như thế nào?

Khớp cắn ngược hay còn gọi với cái tên phổ thông đó là móm. Đối với tình trạng răng móm là khi răng hàm trên phát triển kém hơn hàm dưới. Tình trạng răng hàm trên bị đưa vào trong hơn so với tình trạng răng hàm dưới. Hay nói cách khác, đối với 1 trường hợp thông thường sẽ là sự phát triển hài hòa giữa răng hàm trên sẽ chùm ra ngoài hơn so với răng hàm dưới. Nhưng trường hợp của răng móm thì ngược lại.

Tình trạng răng móm gây nên nhiều ảnh hưởng đó là:

  • Tình trạng răng móm gây nên vấn đề mất thẩm mỹ ngoài mặt: Đối với tình trạng răng bị khớp cắn ngược sẽ gây nên sự ảnh hưởng ngoài mặt. Do sự mất cân bằng môi má và hàm răng dưới chìa ra ngoài quá mức so với răng hàm trên sẽ khiến cho gương mặt của bạn bị ảnh hưởng và gây nên vấn đề mất thẩm mỹ.
  • Tình trạng răng móm còn khiến cho việc vệ sinh răng miệng cũng đòi hỏi có sự chỉn chi và kĩ càng hơn. Vệ sinh kĩ càng để có thể làm sạch sâu những vi khuẩn cũng như cặn thức ăn còn thừa.
  • Răng móm còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai: Răng bị tình trạng móm thực chất là một dạng sai khớp cắn có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và chăm sóc răng miệng, gây ra các bệnh lý như sâu răng, nha chu, viêm lợi…
  • Răng móm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý toàn thân. Khi bị răng móm, bạn có thể gặp trở ngại trong việc ăn nhai, tăng nguy cơ các bệnh lý như lệch khớp thái dương hàm, mỏi cơ hàm. Ngoài ra, thức ăn không được nghiền nhuyễn từ đó dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về tình trạng khớp cắn ngược và những ảnh hưởng đáng báo động của 1 tình trạng sai lệch khớp cắn.

2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng răng móm

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị móm, nhưng dưới đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu đã được chuyên gia chỉ ra như sau:

  • Hô do di truyền: Nếu như đời ông bà và bố mẹ bạn đều có tình trạng răng bị móm. Đến đời bạn cũng bị tình trạng trên thì đó gọi là do di truyền. Tình trạng khớp cắn ngược do di truyền là một tình trạng được đánh giá là khá khó.
  • Hô do các thói quen xấu: Thói quen xấu thường gặp ở trẻ em. Nhưng không có nghĩa không bắt gặp ở các trường hợp người lớn. Các thói quen xấu như: Mút môi, thở miệng, bú bình, đá lưỡi… Chính là thủ phạm gây nên các vấn đề về răng miệng của trẻ nhỏ và bạn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng cũng quyết định một phần cho sự phát triển răng miệng của trẻ. Nếu từ nhỏ trẻ được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất tốt cho sự phát triển của cơ thể và răng miệng. Khi cơ thể thiếu canxi và một số vitamin răng sẽ bị yếu. Đồng thời răng cũng bị thiếu sản men răng mà còn mọc sai thế, vênh lệch.

Đối với những nguyên nhân trên là những tác nhân gây nên tình trạng răng bị móm. Nếu bạn để quá lâu thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn trong vấn đề dịch chuyển răng. Chính vì vậy, bạn nên niềng càng sớm sẽ càng tốt cho bạn.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách điều trị răng móm. Nếu bạn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 07:30 a.m – 18:00 p.m

HOTLINE:  0899 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Fanpage: Bác sĩ Trung Long Biên

Xem thêm: Các vấn đề cực “thốn” bạn có thể gặp khi đeo niềng răng mắc cài!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video