Tật dính thắng lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và phân loại mức độ

Tật dính thắng lưỡi đối tượng thường mắc phải chính là những trẻ em sơ sinh. Dính thắng lưỡi là một tật có rất nhiều ảnh hưởng với trẻ. Trong trường hợp trẻ không được thực hiện cắt bỏ thắng lưỡi sớm. 

Vậy dấu hiệu nhận biết là gì? Có những mức độ như thế nào? Mời bạn đọc bài viết! 

1. Định nghĩa: Tật dính thắng lưỡi là gì?

Thắng lưỡi là một lớp màng mỏng niêm mạc. Vị trí của nó nằm ở phần phía dưới của lưỡi.

Dính thắng lưỡi chính là một tật bẩm sinh. Đây chỉ là một loại tật nhẹ. Nguyên nhân là do thắng lưỡi có các vấn đề như: Ngắn, quá dày hoặc cũng có thể là do dính quá chặt. Từ đó, khiến cho sự hoạt động của lưỡi bị hạn chế.

Dính thắng lưỡi thường gặp ở các trẻ nhỏ sơ sinh. Cùng với đó, theo thống kê, số bé trai mắc phải tật này nhiều hơn so với bé gái. Tình trạng có thể sẽ được phát hiện ở 1 trong 2 giai đoạn đó là:

  • Khi mẹ đi khám thai ở giai đoạn cuối gần đẻ (khoảng 1 tháng sau sinh)
  • Khi trẻ được sinh ra khoảng từ 3-4 tháng đầu tiên.

Bố mẹ có thể phát hiện sau khi thấy trường hợp trẻ bú mẹ bị khó. Đồng thời, cân nặng của con cũng không được phát triển tối đa.

Tiểu phẫu cắt thắng lưỡi cho trẻ là điều nên làm. Và được thực hiện càng sớm càng tốt khi có sự chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vào cuộc tiểu phẫu cắt thắng lưỡi này. Bởi vì trẻ sẽ hoàn toàn bình thường và có thể bú mẹ ngay sau khi cắt.

2. Dấu hiệu nhận biết tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết ở mỗi giai đoạn trước và sau sinh của bé sẽ khác nhau. Bởi ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng. Một điều mẹ có thể thấy rõ nhất đó là khi thấy con bú khó. Cùng với đó là những dấu hiệu nhận biết:

  • Nhận biết qua kích thước lưỡi: Lưỡi sẽ có kích thước ngắn. Ảnh hưởng của việc lưỡi ngắn hơn so với bình thường như vậy sẽ là cho trẻ bị hạn chết các cử động của lưỡi.
  • Do kích thước lưỡi không đủ dài, nên trẻ không thể đưa lưỡi ra phía ngoài miệng được.
  • Khi trẻ uốn lưỡi lên phía trên, lưỡi không thể chạm được tới đỉnh của vòm họng
  • Khi trẻ khóc, hình trái tim sẽ xuất hiện ở vùng phía đầu lưỡi
  • Hình của lưỡi sẽ là: Tròn và vuông. Khi trẻ thè lưỡi
  • Hiện tượng các răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc hở. Nguyên nhân là do trẻ bị tình trạng dính thắng lưỡi

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết đơn giản mà mẹ có thể dễ thấy. Nếu như mẹ thấy bé có một trong những dấu hiệu trên thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để tiến hành tiểu phẫu cắt thắng lưỡi đi.

3. Phân loại các mức độ của tật dính thắng lưỡi

mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ em thì cần phải dựa theo chiều dài của thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi, có các mức độ sau:

Theo như quy ước, chúng ta sẽ tính mức độ của tật theo chiều dài thắng lưỡi. Để biết thắng lưỡi có kích thước ra sao bạn có thể đo như sau: Chúng ta đo từ nơi bám ở dưới miệng đến vị trí bám vào lưỡi.

Từ kết quả đo như vậy, sẽ có 4 mức độ của tật dính thắng lưỡi như sau:

  • Mức độ nhẹ: Trong trường hợp này, thắng lưỡi ở trẻ có chiều dài khoảng 12-16mm
  • Mức độ trung bình: Trong trường hợp thứ 2, thắng lưỡi ở trẻ có chiều dài khoảng 8-11mm ‘
  • Mức độ nặng: Trong trường hợp thứ 3, thắng lưỡi sẽ ngắn hơn các trường hợp trước. Độ dài khoảng: 3-7mm
  • Mức độ cuối cùng: Đây là mức độ nặng nhất, tật dính thắng lưỡi hoàn toàn. chiều dài cả thắng lưỡi chỉ khoảng 3mm.

Tóm lại, tật dính thắng lưỡi tuy không ảnh hưởng quá lớn cho trẻ nhỏ. Nhưng nó cũng gây nên những “phiền toái” nhất định cho trẻ. Chính vì vậy bạn nên cho trẻ đi chữa trị càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin và kiến thức về tật dính thắng lưỡi ở trẻ. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m

HOTLINE: 0899 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Xem thêm: Bọc răng sứ là gì – Bọc răng sứ có đau như “lời đồn” không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video