Làm thế nào để bé không sợ đi khám răng?

Làm thế nào để bé không sợ đi khám răng?

Đây có lẽ là sự băn khoăn, thậm chí là lo lắng của hầu hết các bậc cha mẹ khi con của mình đã đến tuổi mọc răng – thay răng. Nhưng hầu hết các bé rất sợ đi khám răng, không hợp tác khi cần điều trị, nhất là đối với trẻ nhút nhát hoặc quá hiếu động… Đây sẽ phải là sự phối hợp giữa bác sĩ và bố mẹ.  Bố mẹ có thể áp dụng các gợi ý sau đây để chuẩn bị tâm lý cho trẻ không còn sợ hãi, lo lắng khi đi khám nha khoa.

 

 

Làm thế nào để bé không sợ đi khám răng?

 

1.Bắt đầu sớm:

Hãy đưa trẻ đi khám răng miệng càng sớm càng tốt. Các chuyên gia  cho biết điều này sẽ tạo cho trẻ quen thuộc và cảm thấy như ở nhà khi được đưa đến phòng nha từ lúc nhỏ. Tốt nhất nên đưa trẻ đến khám khi 1 tuổi, lúc này các răng sữa đầu tiên đã mọc.

 

 

2.Chơi trò chơi nha sĩ:

Hãy cho trẻ xem các hình ảnh, video về việc khám và điều trị răng miệng. Chúng ta nên chơi với trẻ trò chơi nha sĩ. Người thân có thể dùng bàn chải nhỏ hay một gương khám của nha sĩ để đưa vào miệng và đếm số răng, kiểm tra môi, lưỡi, má…

3. Tránh dùng những từ “nhạy cảm”

Người đi cùng nên chú ý từ ngữ khi giao tiếp với trẻ. Đặc biệt tránh những từ gây cảm giác khó chịu, lo lắng như: “kim tiêm”, “ đau”, “ chảy máu” , “ nhổ răng”, “ khoan răng”. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên nói đơn giản là “ răng đẹp” “ răng sạch…”

4. Tạo sự tin tưởng:

Cần tạo cho trẻ niềm tin vào bác sĩ. Không nói dối: Cha mẹ không nên nói dối con, dù chỉ một chút thôi cũng sẽ làm con mất niềm tin. Thay vì nói dối: “Sẽ không đau chút nào đâu” thì cha mẹ hãy nói để con chuẩn bị tinh thần: “Chỉ đau chút xíu thôi, rồi sẽ hết ngay, mà lại rất tốt cho sức khỏe của con sau này”.  Cha mẹ nên nhớ, các bé không thích uy quyền. Việc quát mắng ép buộc sẽ phản tác dụng.  Chính vì vậy, cha mẹ cần tôn trọng bé và thường xuyên nói lợi ích của việc khám răng. Điều này giúp bé dần dần nhìn nhận đúng hơn khi điều trị nha khoa.

 

 

5. Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc đi đến nha sĩ.

Giải thích cho trẻ việc đi khám răng là cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh để ăn nhiều món ngon, một nụ cười đẹp trong những năm tiếp theo. Có thể lấy hình ảnh răng trước và sau khi đã được điều trị cho trẻ xem.  Bố mẹ cần làm gương cho trẻ trong việc đi khám răng miệng và giữ vệ sinh răng miệng

Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng những mẹo sau nếu bé vẫn chưa chịu hợp tác

Chia thành những lần điều trị ngắn:

Trong lần khám đầu chỉ nên thực hiện việc thăm khám và những việc điều trị đơn giản, không khó chịu cho trẻ. Có thể chia làm nhiều lần hẹn để giảm sự mệt mỏi, căng thẳng cho trẻ.

Phân tán sự tập trung của trẻ

Có thể cho trẻ mang theo búp bê, đồ chơi mà trẻ yêu thích để giúp bé phân tán tư tưởng trong quá trình điều trị. Ngoài ra có thể kể cho bé nghe những câu chuyện về “sâu ăn răng”, “ nước thần làm sạch răng”… Trong lúc thao tác để chuyển sự chú ý của bé vào các hình ảnh cổ tích trong câu chuyện.
Không nên mua chuộc trẻ
“ Sau khi khám răng bố (mẹ) sẽ mua cho con đồ chơi…” câu nói trên sẽ làm cho trẻ tin rằng việc làm răng là một việc làm gây đau đớn, khó chịu nên cần phải “ mua chuộc” trẻ. Thay vì nói như vậy chúng ta có thể khen ngợi trẻ khi trẻ hợp tác. Hay thưởng một cách bất ngờ sau khi trẻ hoàn thành việc khám răng

Việc đưa trẻ tới phòng khám nha khoa sẽ giúp giữ cho răng trẻ được khỏe mạnh. Điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng. Bên cạnh đó, nó hình thành cho trẻ một thói quen tốt về việc chăm sóc răng miệng.  Đừng làm trẻ sợ đi khám răng nhé !

Xem thêm: Nhổ răng sữa cho trẻ tại bác sĩ Trung Long Biên >>>

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video