Cắt phanh môi – Độ tuổi phù hợp để cắt phanh môi bám thấp cho trẻ!

Cắt phanh môi là thủ thuật thường gặp trong nha khoa. Tình trạng phanh môi bám quá sát gây nên nhiều vấn đề và đặc biệt ở trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ khiến trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Vậy độ tuổi nào là phù hợp nhất để tiến hành cắt bỏ phần phanh bám thấp ở trẻ? Mời bạn đọc bài viết dưới đây!

1. Các mức độ của tình trạng phanh môi bám thấp

Tình trạng phanh môi bám thấp sẽ được chia ra làm các mức độ khác nhau, cụ thể sẽ được chia làm 4 mức độ đó là:

  • Mức độ 1: Đây được coi như mức độ bình thường của tình trạng phanh môi bám thấp. Bởi khi này phanh môi vẫn bám vào ranh giới niêm mạc miệng – lợi.
  • Mức độ 2: Mức độ tiếp theo này được biểu hiện khi phanh nhú nhiều hơn. Tình trạng phanh bám vào vùng lợi dính.
  • Mức độ 3: Tình trạng phanh đã bám sát vào nhú lợi. Khi này sẽ thấy rõ hơn và ảnh hưởng đến hai răng cửa vì sẽ tạo ra khe thưa.
  • Mức độ 4: Tình trạng phanh bám thấp và nhú ra nhiều hơn. Khi này phanh vượt qua mỏm ổ răng bám vào niêm mạc nhú lợi phía khẩu cái. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến khớp cắn mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Ở mỗi mức độ sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, khi ở trẻ gặp tình trạng phanh bám thấp như vậy thì cha mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ hoặc có thể đi thăm khám bác sĩ để biết độ tuổi nào là phù hợp để có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phanh bám thấp.

2. Độ tuổi phù hợp để thực hiện cắt phanh môi

Theo như nghiên cứu, cha mẹ không nên cho trẻ đi phẫu thuật cắt bỏ phanh môi nếu như chưa đủ từ 11-12 tuổi trở nên. Bởi vì, độ tuổi dưới 11 tuổi thì chưa xác định được chính xác vị trí răng nanh sẽ mọc.

Vậy nên, sau độ tuổi đó trở đi thì cha mẹ mới nên cho trẻ đi phẫu thuật cắt bỏ phanh môi. Vì vậy, khi trẻ có tình trạng phanh môi bám thấp thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, vì đây cũng chỉ là một hiện tượng gặp khá nhiều và được tiến hành cắt bỏ nhanh chóng, nhẹ nhàng.

3. Quy trình các bước cắt phanh môi bám thấp

Cắt phanh môi - Độ tuổi phù hợp để cắt phanh môi bám thấp cho trẻ!

Việc cắt bỏ phần phanh bám thấp sẽ giúp cải thiện thẩm mỹ ngoài mặt. Đồng thời, khi cắt bỏ phanh môi sẽ ngăn ngừa được tình trạng phanh làm thưa răng ở vị trí hai răng cửa. Chính vì vậy, tại các phòng khám, nha khoa sẽ có những thủ thuật các bước cắt bỏ phanh môi. Cụ thể các bước đó sẽ được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho bệnh nhân: Việc bạn quyết định đi cắt bỏ phần phanh môi bám thấp là một quyết định đúng đắn. Việc đầu tiên khi tới nha khoa, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám. Sau đó, bác sĩ sẽ phát hiện những nguyên nhân của tình trạng phanh môi bám thấp. Cuối cùng bác sĩ sẽ có được cho mình cách thức điều trị.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây tê: Việc đầu tiên, bác sĩ cần gây tê cho bạn. Việc gây tê sẽ giúp bạn bớt đau và sợ hơn.
  • Bước 3: Tiến hành cắt bỏ phanh môi: Phần phanh môi bám thấp sẽ được bác sĩ tiến hành cắt bỏ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng đến những dụng cụ, khí cụ chuyên ngành trong nha khoa. Vì thế, việc cắt bỏ sẽ được tiến hành 1 cách nhanh chóng. Cũng như bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn nào.

Các bậc phụ huynh, cha mẹ khi thấy con có tình trạng như vậy đừng quá lo lắng. Nếu như trẻ chưa đủ từ 11-12 tuổi trở lên thì mẹ có thể đợi đến khi trẻ đủ tuổi để cho trẻ đi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ nhé!

Nếu như bạn muốn đặt lịch để tư vấn và thăm khám tại nha khoa bác sĩ Nha khoa Long Biên – Bác sĩ Trung Long Biên – Bạn có thể liên hệ qua địa chỉ sau đây:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m

HOTLINE:

0899 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video