Phanh môi là gì? Những kiến thức cơ bản và phương pháp điều trị!

Phanh môi là gì? Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc của mọi người gửi về cho bác sĩ của chúng tôi liên quan đến chủ đề phanh môi. Vậy phương pháp điều trị vấn đề phanh môi bám thấp là gì? Điều đó có ảnh hưởng như thế nào?  

Mời bạn tham khảo bài biết này! 

1. Định nghĩa phanh môi là gì?

Phanh môi là gì? Những kiến thức cơ bản và phương pháp điều trị!

Phanh môi chính là điểm ở chính giữa của môi phía trên trong miệng. Tương ứng với nhân trung ở phía bên ngoài khuôn mặt. Phanh môi là một dải dây chằng và niêm mạc. Điểm bắt đầu của phanh môi sẽ là từ điểm giữa của môi trên kéo dài đến mặt ngoài của bờ lợi hàm trên. Để cụ thể hơn, ta có thể thấy rằng vị trí của phanh môi tương với khe giữa chân răng của 2 răng cửa giữa.

Tác dụng của phanh môi đó là: giữ môi trên có thể ôm khít bờ miệng. Đồng thời cũng tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn.

Trong trường hợp phanh môi bám thấp sẽ gây mất thẩm mỹ gương mặt. Bên cạnh đó, phanh môi bám thấp là tình trạng điểm bám cuối cùng của phanh môi lại bám trên đỉnh mào xương hàm trên giữa 2 răng cửa giữa. Trường hợp thứ 2, phanh môi bám sâu vào mặt trong của mào xương hàm trên. Hay còn gọi là hàm mặt ếch.

2. Phanh môi là gì? Hậu quả như thế nào?

Trong trường hợp, phanh môi bám thấp sẽ gây nên một số hậu quả nhất định. Dưới đây là một số vấn đề mà tình trạng trên gây ra:

  • Phanh môi bám thấp gây nên vấn đề về sai lệch khớp cắn. Khi phanh môi bám sát phía dưới sẽ làm cho vị trí răng cửa mọc sai chỗ. Gây nên vấn đề sai lệch khớp cắn. Khi vấn đề khớp cắn không ổn định gây ra nhiều vấn đề. Vấn đề về chức năng ăn nhai. Vấn đề thứ 2, liên quan đến sức khỏe răng miệng. Vấn đề thứ 3, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Trong trường hợp này trước khi tiến hành niềng răng, bạn cần phải thực hiện cắt phanh môi.
  • Phanh môi bám thấp gây nên hiện tượng lợi bị co kéo. Từ đó, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, khi khoảng không hẹp lại thì cặn thức ăn thừa rất dễ có cơ hội bám, đọng. Từ đó, các vấn đê về bệnh lý về răng miệng cũng sẽ xuất hiện.

Trên đây là những ảnh hưởng cơ bản mà khi phanh môi bám thấp gây nên. Vậy phương pháp điều trị là gì? Bạ hãy đọc tiếp phần 3 nhé!

3. Phương pháp điều trị

Tình trạng phanh môi bám thấp có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tình trạng này cũng gây nên nhiều bất cập cho chúng ta. Chính vì vậy, việc đi cắt bỏ càng sớm càng tốt. Vì sẽ, sau khi cắt bỏ các vấn đề như:

  • Thẩm mỹ
  • Sai khớp cắn
  • Vấn đề vệ sinh…

Cũng có thể được cải thiện tốt hơn. Sau đây là 2 phương pháp điều trị tình trạng phanh môi bám thấp:

  • Cách thứ nhất – Tiểu phẫu cắt phanh môi: Bác sĩ sẽ tiến hành theo quy trình: Dùng lưỡi dao mổ rạch 1 đường rạch nhỏ cắt phần xơ phanh – Sau đó đưa lên cao. Người bệnh sẽ thử cử động môi trên. Nhằm đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Sau đó, bác sĩ tiến hành khâu cầm máu cho vết thương nhanh. Thời gian lành vết khâu sẽ là khoảng 7-10 ngày. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nắn chỉnh răng để đóng lại khoảng hở giữa hai răng cửa trong trường hợp răng cửa thưa.
  • Cách thứ 2 – Sử dụng Laze: Bác sĩ sẽ dùng đến công nghệ cắt phanh môi bằng Laze.

Trên đây la một số kiến thức cơ bản liên quan đến chủ đề PHANH MÔI. Nếu như bạn còn những câu hỏi hay thắc mắc có thể liên hệ với nha khoa Bác sĩ Trung qua địa chỉ sau:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m

HOTLINE:

0899 155 121

0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video