Phanh môi là gì? Chúng ta sẽ thấy hiện tượng phanh môi bám thấp gây rất mất thẩm mỹ. Nhưng bên cạnh đó, tình trạng phanh môi thấp sẽ còn gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Những hậu quả đó là gì?
Bạn đừng bỏ qua thông tin bài viết này!
1. Định nghĩa: Phanh môi là gì?
Phanh môi chính là 1 dải dây chằng và niêm mạc miệng. Vị trí của nó sẽ bắt đầu tính từ điểm chính giữa của môi trên đến mặt ngoài của bờ lợi răng hàm phía trên. Hay nói cách khác, vị trí của phanh môi sẽ nằm giữa hai chân răng của răng cửa hàm trên.
Phanh môi giúp cho bộ phận môi và miệng gần nhau hơn và cũng giúp nụ cười của bạn thẩm mỹ hơn. Chính vì thế, nếu trường hợp bị tình trạng phanh môi bám thấp quá sẽ gây ra nhiều bất lợi và đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
2. Hậu quả của tình trạng phanh môi bám thấp (Phanh môi là gì)
Bất cứ 1 tình trạng dị dạng nào cũng sẽ đem đến cho chúng ta những bất tiện và khó khăn hơn rất nhiều. Cũng như vậy, tật phanh môi bám quá sát sẽ gây ra những vấn đề như:
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Điều đầu tiên và cũng là điều chúng ta thấy rõ nhất chính là tình trạng khi phanh môi bám sát sẽ làm cho nụ cười cũng như gương mặt của bạn trở nên mất thẩm mỹ.
- Ảnh hưởng đến khớp cắn: Phanh môi bám thấp giống như 1 vật cản, xen vào giữa hai răng cửa sẽ tạo ra khe thưa, khoảng trống. Khoảng cách sẽ từ 2mm đến 4 hoặc 5mm. Chính vì vậy, tình trạng này sẽ còn làm xoay, lệch lạc các răng cửa.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp: Khi bạn có 1 vấn đề nào đó đối với răng, miệng thì chắc chắn bạn sẽ trở nên mất tự tin và ngại giao tiếp. Đối với trường hợp phanh lưỡi bám quá thấp cũng sẽ gây nên ảnh hưởng trong quá trình bạn giao tiếp với mọi người.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Bên cạnh đó, khi tình trạng phanh môi bám thấp còn gây co kéo lợi. Điều này sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn cũng như mảng bám tích tụ nhiều hơn.
3. Điều trị tình trạng phanh môi bám thấp
Chính những ảnh hưởng và bất tiện của tình trạng phanh môi bám thấp nên người bị thường muốn điều trị cắt bỏ nó càng sớm càng tốt. Mục đích của việc cắt bỏ phanh bôi bám thấp chính là mang lại thẩm mỹ. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến tình trạng khớp cắn hiện tại.
Có 2 phương pháp thường được sử dụng trong y khoa đối với thủ thuật cắt bỏ phanh bám thấp đó là:
- Phương pháp thứ 1 – Phương pháp truyền thống: Cắt phanh môi bằng dụng cụ chuyên dụng gồm có: Dao mổ và các khí cụ hỗ trợ khác. Phương pháp này sẽ được tiến hành dùng dao mổ rạch 1 đường nhỏ tiến hàng cắt xơ phanh. Trước đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nếu cần. Sau đó, vết cắt sẽ được khâu cầm máu. Thời gian lành thương sẽ là khoảng từ 7-10 ngày. Vết cắt sau khi tiến hành cắt bỏ sẽ để lại khe thưa, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng khí cụ để kéo răng về vị trí khoảng trống đó để phục hồi chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ cho bạn.
- Phương pháp thứ 2 – Phương phát cắt bằng tia Laze: Phương pháp cắt bằng tia Laze sẽ được tiến hành và diễn ra nhanh chóng. Sau khi cắt và cần vài ngày để vết cắt lành thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành phục hồi lại phần khe thưa do phanh để lại.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức về chủ đề PHANH MÔI BÁM THẤP. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội
Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội
GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m
HOTLINE: 0899 155 121 – 0865 155 121
Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com
Fanpage: Bác sĩ Trung Long Biên
Xem thêm: Bọc răng sứ là gì – Bọc răng sứ có đau như “lời đồn” không?