Bài tập dành cho người bệnh “đau khổ” vì rối loạn khớp thái dương hàm

Chứng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm gây nên rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Một trong những ảnh hưởng đó chính là: Vấn đề sức khỏe và ăn nhai. Vậy các bài tập nào có thể “xoa dịu” đi cơn đau về khớp thái dương hàm. 

Không đọc bài viết này thì bạn sẽ hối hận! 

1. Bài tập dành cho cơ hàm

Bệnh lý về khớp thái dương hàm khiến bạn thiếu năng lượng mỗi ngày. Những ảnh hưởng của chứng bệnh gây nên cho sức khỏe là không ít. Chính vì thế bạn muốn có những bài tập và cách điều trị giúp thuyên giảm cơn đau mỗi khi vận động cơ hàm. Dưới đây là một số giải pháp cho bạn:

  • Bài luyện tập về mở miệng và lực cản: Bài tập được tiến hành như sau: Bạn hãy đặt ngón tay cái dưới cằm và nhẹ nhàng ấn ngón tay cái vào cằm. Thực hiện đồng thời, mở miệng một cách chậm rãi, giữ tư thế đó trong một vài giây trước khi từ từ khép miệng lại.
  • Bài luyện tập về đóng miệng và lực cản: Bài tập được tiến hành như sau: Bạn hãy đặt ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bàn tay để bóp trên phần sống hàm nằm giữa cằm và môi dưới của bạn. Sau đó, bạn vừa bóp cằm và vừa nhẹ nhàng khép miệng lại.

2. Bài tập về kéo căng cung hàm

Bác sĩ Trung Long Biên

Những bài luyện tập liên quan đến vấn đề kéo căng cung hàm bao gồm:

  • Bạn hãy đảm bảo rằng luôn để cho cơ hàm của mình trong tư thế thoải mái. Cơ hàm của mình càng thư giãn càng tốt. Tư thế đầu tiên bạn cần để hàm cách nhau 1 khoảng nhất định. Sau đó, hãy mở miệng 1 cách nhẹ nhàng. Cung miệng được mở rộng hết mức có thể. Đồng thời mắt ngước lên phía trên.  Thời gian của tư thế sẽ kéo dàu trong vài giây. Cuối cùng, bạn hãy từ từ khép miệng lại.
  • Thực hiện việc khép miệng lại và di chuyển cơ hàm sang bên trái. Còn mắt bạn sẽ nhìn về phía ngược lại (bên phải). Thời gian thực hiện tư thế này cũng sẽ kéo dài trong vài giây. Sau đó, bạn từ từ đưa cơ hàm và mắt về vị trí ban đầu. Lặp lại tương tự động tác trên. Bạn sẽ kéo tiến hành khép miệng và di chuyển hàm trên phải. Đồng thời đưa mắt ngước về bên trái. Cũng tương tự tập động tác này trong khoảng vài giây.
  • Bài luyện tập bằng cách kéo căng hàm: Tiến hành ấn đầu lưỡi vào vòm miệng – Tiếp theo bạn sẽ tiến hành mở miệng từ từ (khung miệng được mở rộng hết mức).

Nếu trong quá trình tập luyện bạn có cảm giác đau thì bạn nên dừng việc tập lại. Bởi có thể bạn chưa quen với các bài tập. Hoặc vì một số lý do khác. Nếu bạn muốn tập thì nên tập từng bước 1, từ từ và nhẹ nhàng.

3. Bài tập về thư giãn cơ hàm

Nếu như bạn có đang các dấu hiệu của việc đau khớp thái dương hàm. Bạn nên chú ý hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng.

Bạn hãy đảm bảo rằng mình đã và đang thực hiện đầy đủ các bước sau: Sử dụng chỉ nha khoa để lấy cặn thức ăn bị vướng – Chải răng đúng cách – Sử dụng nước súc miệng.

Việc chọn bàn chải đánh răng và kem đánh răng cũng rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến men răng của bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình chải răng bạn nên chải một cách đều đều và nhẹ nhàng. Cần tránh việc chải quá mạnh gây nên việc va đạp vào phần mô mềm trong miệng. Từ đó sẽ làm cho phần mô mềm bị chảy máu. Đồng thời việc vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách cũng sẽ giúp cho răng miệng bạn được thư giãn.

Sau quá trình thư giãn đó, cơ hàm và sức khỏe răng miệng cũng sẽ được tốt hơn.

Bên cạnh đó, các bài tập cũng chỉ là “phương thuốc” tạm thời giúp bạn giảm bớt cơn đau. Phương án tốt nhất là chúng ta nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám. Rối loạn khớp thái dương hàm chính là một loại bệnh. Chính vì thế, bệnh được chữa càng sớm thì sức khỏe sẽ càng tốt hơn.

Trên đây là một số thông tin và kiến thức về chứng bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m

HOTLINE: 0899 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video