Chứng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm không chỉ gây nên cho chúng ta cảm giác mỏi hàm khi nhai. Cùng với đó, chứng bệnh này cũng có nhiều ảnh hưởng. Vậy đó là ảnh hưởng gì? Có nguy hại cho cơ thể chúng ta không? Và nguyên nhân của chứng bệnh khớp thái dương hàm là gì?
Tất cả sẽ có trong thông tin bài viết dưới đây!
1. Loạn năng khớp thái dương hàm là gì?
Khớp thái dương hàm chính là khớp động duy nhất trong hệ thống sọ mặt. Chính vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai.
Loạn năng khớp thái dương hàm hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm. Đây là chứng bệnh liên quan đến khớp thái dương. Chứng bệnh này có liên quan tới cơ nhai. Hoặc liên quan trực tiếp đến khớp thái dương hàm. Có những trường hợp liên quan bởi vừa cơ nhai và vừa khớp thái dương hàm.
Chứng bệnh loạn năng thực chất không gây nên quá nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Cũng như việc nó không gây ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe. Nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Bên cạnh đó, chứng bệnh loạn năng không có những biểu hiện cụ thể rõ ràng. Cũng như không có những biến chứng quá lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh lơ là đi việc mình bị viêm khớp thái dương hàm. Nhưng nếu để quá lâu, thì chắc chắn từ cơ nhai đến sức khỏe cơ thể của người bệnh sẽ có vấn đề.
2. Nguyên nhân của chứng bệnh loạn năng khớp thái dương hàm
Các cơn đau do chứng bệnh khớp thái dương hàm sẽ xuất hiện theo từng chu kì. Đây chính là sự co thắt cơ. Đồng thời, sự mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ cũng sẽ xuất hiện. Có rất nhiều ảnh hưởng từ vấn đề về khớp thái dương hàm. Những ảnh hưởng như: Chức năng ăn nhai, vấn đề các tiếng kêu, vấn đề về việc đau đầu… Từ đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Để làm rõ hơn những ảnh hưởng mà chứng bệnh này gây nên. Chúng ta cần biết được rõ về nguyên nhân của loạn năng khớp thái dương hàm:
2.1 Do gen di truyền
Nguyên nhân thứ 1 – Do gen di truyền: Nguyên nhân do di truyền là khi trong các thế hệ gia đình: Ông bà, cha mẹ của người bệnh đều có những chứng bệnh đó. Gen di truyền khiến việc chữa trị cũng mất nhiều thời gian hơn. Và cũng vì nguyên nhân do gen nên khớp thái dương hàm bị sai lệch cũng là do bẩm sinh.
2.2 Loạn năng khớp thái dương hàm – Do các thói quen xấu
Nguyên nhân thứ 2 – Do các thói quen xấu: Các thói quen xấu luôn là “thủ phạm” liên quan đến các vấn đề về răng miệng. Cùng với đó, tật nghiến răng là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến chứng bệnh khớp thái dương hàm. Khi bạn nghiến răng trong sự vô thức hoặc có ý thức đều sẽ làm tăng áp lực lên vùng cơ hàm. Chính điều này đã làm tổn hại vùng hàm nhai.
2.3 Do các tai nạn, chấn thương
Nguyên nhân thứ 3 – Do các tai nạn, chấn thương: Nếu như bạn không may gặp phải các tai nạn va chạm trực tiếp ở vùng thái dương hàm, cơ nhai… Điều này cũng sẽ dẫn đến vấn đề về chứng bệnh. Lưu ý dành cho bạn, nếu như trong quá trình bạn chơi các loại môn thể thao, vận động mạnh. Bạn nên đeo các đồ bảo hộ. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được cơ nhai của mình.
2.4 Do tình trạng sai lệch khớp cắn
Nguyên nhân thứ 4 – Do tình trạng sai lệch khớp cắn: Nguyên nhân sai lệch khớp cắn khiến cho chức năng ăn nhai cũng bị giảm sút. Việc ăn nhai không được bình thường thì sẽ gây nên các vấn đề như: Mỏi hàm, đau hàm…
2.5 Loạn năng khớp thái dương hàm – Do thói quen ăn uống
Nguyên nhân thứ 5 – Do thói quen ăn uống: Một thói quen ăn uống khoa học sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về khớp thái dương hàm. Vì vậy bạn cần lưu ý một số điều như: Hạn chế ăn nhai các đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Thứ 2, bạn nên tránh thói quen ăn nhai một bên. Bởi khi chỉ nhai 1 bên trái hoặc phải sẽ gây nên vấn đề lệch hàm.
2.6 Do các vấn đề về tâm lý
Nguyên nhân cuối cùng – Do các vấn đề về tâm lý: Khi bạn có quá nhiều áp lực trong cuộc sống như: Căng thẳng, mệt mỏi, căng thẳng… Nó cũng sẽ ảnh gây nên những ảnh hưởng tâm lý. Từ đó, dẫn đến phản xạ co cơ hàm không tự chủ. Đây cũng là nguyên nhân của tật nghiến răng khi ngủ.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức về chứng bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội
Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội
GIỜ LÀM VIỆC: 08:00 a.m – 18:30 p.m
HOTLINE: 0899 155 121 – 0865 155 121
Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com
Fanpage: Bác sĩ Trung Long Biên
Xem thêm: Các loại sai khớp cắn – Tình trạng sai khớp cắn nào thường gặp nhất