Cao răng là gì?
Cao răng hay vôi răng là mảng bám tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Lấy cao răng là phương pháp làm sạch thông thường với quy trình đơn giản chỉ mất từ 15-30 phút. Nếu không được lấy định kỳ sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm các mô bị phân hủy, gây mủ, viễm nhiễm làm lung lay răng dẫn đến rụng răng.
1. Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng là phương pháp sử dụng thiết bị có độ rung sóng siêu âm làm sạch các mảng bám, vết màu gây ra bởi cà phê, trà, thuốc lá bám vào thân răng. Đồng thời cũng lấy đi các mảng vôi răng bám chặt ở phần chân răng và dưới nướu.
Sau đó đánh bóng răng bằng chất đánh bóng ACCLEAN. Đánh bóng làm bề mặt men răng sáng và sạch sẽ hơn.
2. Lấy cao răng có đau không?
Đối với những người lần đầu lấy sẽ cảm thấy ê răng( không đau). Tuy nhiên đến những lần lấy sau thì cảm giác ê răng không còn. Ngoài ra khi lấy cao răng có thể chảy máu, việc chảy máu nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ cao răng của từng người.
Cũng có thể sẽ có hiện tượng ê buốt khi uống nước nóng hoặc lạnh, vì sau khi lấy cao răng phần cổ răng sẽ bộc lộ ra ngoài, nên cảm giác ê buốt sẽ rõ rệt. Hãy yên tâm cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.
3. Lấy cao răng có ảnh hưởng không?
Có rất nhiều người lo sợ ” khi loại bỏ đi lớp bám trên bề mặt răng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thân răng”.
Với những ưu việt của khoa học dụng cụ lấy cao răng ngày càng cải tiến, bạn hãy yên tâm việc vệ sinh răng này không hề có hại mà lại rất tốt với sức khỏe răng miệng.
Chỉ nên lấy theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lấy quá nhiều, vì sẽ gây ảnh hưởng như: răng yếu đi, men răng bị tổn thương, gây cảm giác đau và ê buốt. Khi men răng tổn thương cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng. Đồng thời, gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn.
Do đó, nên kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần để giúp răng miệng luôn chắc khỏe, cải thiện các bệnh lý nha chu.
Xem thêm >>Tác hại của cao răng( vôi răng)