Đau khớp động – Hay còn gọi là đau khớp thái dương hàm, đây là loại khớp động duy nhất trên hộp sọ. Việc đau khớp có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng. Đặc biệt chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt của bạn cũng sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây nên những cơn đau này!
Bạn đừng bỏ qua bài viết này!
1. Thói quen ăn uống gây nên tình trạng đau khớp động – Khớp thái dương hàm
Đối với những loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai sẽ khiến cho hàm nhai của bạn hoạt động nhiều và tác động lực mạnh. Nếu ăn quá nhiều đồ ăn dai cứng như vậy trong thời gian lâu thì gây nên tình trạng đau nhức.
Chính vì vậy bạn nên tránh những việc ăn nhai quá nhiều, quá mạnh. Thay vào đó bạn nên chọn chế độ ăn nhai như:
- Thứ nhất đó là tinh bột: Các loại thức ăn, thực phẩm như khoai, cơm, cháo, mì hay bánh mì là những thức ăn đun chín nấu sôi đủ mềm để bạn có thể ăn nhai dễ dàng. Nhưng bánh mì nếu bạn muốn ăn thì cũng chỉ nên ăn lượng nhỏ và tránh những bánh mì dai và quá lớn. Bởi khi đó bạn cần nhai nhiều nên sẽ gây mỏi hàm.
- Thứ 2, hoa quả chính là những thực phẩm rất bổ ích dành cho bạn: Nhưng bạn cũng nên lưu ý lựa chọn loại quả ăn cho phù hợp, bạn nên ăn những quả mềm như: Chuối, thanh long… bạn tránh ăn những loại quả quá cứng như táo, ổi… Nếu muốn ăn thì bạn cũng nên cắt nhỏ để ăn dần dần tránh phải nhai nhiều.
- Thứ 3, thực phẩm bạn nên ăn đó là rau củ: Rau củ sau khi chế biến đều sẽ mềm và dễ ăn, nhưng bên cạnh đó cũng có những loại quả cứng đòi hỏi bạn cần chế biến hoặc có những loại quá cứng thì bạn nên tránh ăn chúng.
- Thứ 4, các loại súp, canh: Các loại súp rất thơm ngon và bổ dưỡng cũng rất dễ ăn, đây là loại thực phẩm bạn nên ăn vì súp cũng không đòi hỏi bạn phải ăn nhai quá nhiều.
Trên đây là 4 nhóm thực phẩm đồ ăn mềm bạn nên lựa chọn ăn những đồ ăn như vậy để giảm áp lực lên răng và cơ nhai.
2. Cảnh báo khi bạn bị đau khớp
Nếu bạn đang có những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể khớp thái dương hàm của bạn đang bị tổn thương:
- Bạn thường xuyên có cảm giác bị đau, mỏi hàm khi nhai quá nhiều. Đồng thời, việc nói quá nhiều hoặc vận động cơ hàm nhiều cũng sẽ gây nên vấn đề mỏi hàm, đau khớp.
- Bạn sẽ nghe thấy âm thanh lạ phát ra. Đó chính là tiếng kêu “lục cục” mỗi khi bạn ngáp ngủ hay há miệng quá rộng. Nếu như người ngồi gần bạn cũng nghe thấy âm thanh đó nghĩa là bệnh rối loạn khớp thái dương hàm của bạn đã ở mức độ nặng.
- Cảm giác đau: Bạn sẽ cảm thấy thường xuyên đau mỏi ở cùng góc hàm hoặc vùng dưới hàm.
- Cảm giác đau có thể lan tỏa cả vùng: Trước tai và đau trong tai
- Do thường xuyên mỏi hàm và đau nhức các bộ phận xung quanh khớp thái dương hàm. Nên triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu cũng sẽ xuất hiện.
- Bạn sẽ có cảm giác bị đau, mỏi ở vùng: Cổ, vai và gáy
- Vấn đề hàm bị lệch. Điều này cũng gây nên gương mặt của bạn mất cân đối. Gây ra vấn đề ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Trên đây là những biểu hiện cụ thể của 1 tình trạng có vấn đề về bệnh lý đau khớp thái dương hàm.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức về chứng bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm, phương pháp điều trị. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội
Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội
GIỜ LÀM VIỆC: 07:30 a.m – 18:00 p.m
HOTLINE: 0799 155 121 – 0865 155 121
Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com
Fanpage: Bác sĩ Trung Long Biên
Xem thêm: Các loại sai khớp cắn – Tình trạng sai khớp cắn nào thường gặp nhất