Thắng lưỡi bám thấp là hiện tượng gặp đa số ở những trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và khó chịu cho trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý cũng như quan tâm tới trẻ hơn.
Thông tin cụ thể mời bạn đọc bài viết này!
1. Thắng lưỡi bám thấp là gì?
Định nghĩa: Thắng lưỡi chính là một lớp màng mỏng có vị trí nằm ở dưới lưỡi. Thắng lưỡi bám thấp hay còn gọi với tên gọi khác đó là tật dính thắng lưỡi. Đây là một loại dị tật bẩm sinh thường có ở đối tượng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh gặp phải tật dính thắng lưỡi trẻ em và được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi tiêm chủng.
Khi tình trạng thắng lưỡi bám quá thấp sẽ làm hạn chế các cử động của lưỡi đồng thời sẽ gây ra nhiều bất tiện cho trẻ trong quá trình ăn uống, giao tiếp và vệ sinh răng miệng. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng phát hiện được tình trạng này của trẻ sớm mà có thể khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm thì mới biết được vấn đề trẻ đang gặp phải.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có câu trả lời cụ thể lý giải về nguyên nhân tại sao lại có tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nhưng tình trạng này hoàn toàn sẽ không gây ảnh hưởng đến tính mạng và có thể nó là yếu tố do di truyền.
Tuy nhiên, khi bị vấn đề về tình trạng thắng lưỡi bám quá thấp sẽ làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn và bất tiện. Một trong những dấu hiệu mà mẹ cần biết khi trẻ có tình trạng về tật dính thắng lưỡi:
- Biểu hiện 1: Trẻ sẽ bú mẹ khó khăn hơn do bị cản lại bởi thắng lưỡi
- Biểu hiện 2: Đối với kích thước của thắng lưỡi sẽ ngắn hơn so với các trẻ bình thường khác
- Biểu hiện 3: Trẻ không thể di chuyển tự do lưỡi sang hai bên do bị cản lại bởi thắng lưỡi bám quá sát phía dưới
- Biểu hiện 4: Lưỡi của trẻ lúc này như bị cản lại bởi 1 phần thắng lưỡi bám quá sát nên việc trẻ không thể đưa lưỡi chạm lên hàm trên là điều rất dễ xảy ra. Đồng thời lưỡi của trẻ cũng không thể đưa ra khỏi hàm dưới
- Biểu hiện 5: Mẹ có thể để ý thấy nếu trẻ bị phanh lưỡi bám quá thấp thì khi khóc, phần đầu lưỡi của trẻ sẽ có hình dạng chữ V.
3. Những ảnh hưởng của tật thắng lưỡi bám thấp
Tình trạng và mức độ của tình trạng dính thắng lưỡi sẽ được chia ra theo từng mức độ khác nhau của nó. Việc dựa vào độ dài của phần thắng lưỡi bị dính sẽ được xếp ở những mức độ. Thường thì vấn đề về tật thắng lưỡi ở trẻ sẽ được đánh giá theo 3 mức độ từ nhẹ đến nặng:
- Mức độ 1: Tình trạng thắng lưỡi bị dính khoảng 12-16 mm
- Mức độ 2: Tình trạng thắng lưỡi bị dính khoảng 8-11 mm
- Mức độ 3: Tình trạng thắng lưỡi bị dính khoảng 3-7 mm
- Mức độ 4: Tình trạng thắng lưỡi bị dính khoảng dưới 3mm. Đây cũng chính là mức độ nặng nhất của tình trạng tật dính thắng lưỡi.
Chính vấn đề này cũng mang đến rất nhiều ảnh hưởng và khó khăn cho trẻ, cụ thể đó là:
- Mẹ sẽ thấy trẻ bị ảnh hưởng về quá trình ăn uống: Khi trẻ bị thắng lưỡi trở thành vật cản thì quá trình ăn uống cũng như bú mẹ sẽ khó khăn hơn, do bị cản lực lại. Đồng thời ở đối tượng trẻ lớn hơn thì việc ăn nhai của trẻ cũng ảnh hưởng. Nếu để tình trạng này quá lâu thì trẻ sẽ hình thành nên thói quen biếng ăn do việc ăn nhai đối với con trở nên khó khăn.
- Mẹ sẽ thấy trẻ bị ảnh hưởng về phát âm: Âm hơi từ trong miệng phát ra sẽ bị hạn chế hơn đối với những trẻ có thắng lưỡi bình thường. Đây chính là lý do khiến trẻ có thể bị chậm nói hoặc nói ngọng.
- Tình trạng thẩm mỹ của trẻ bị ảnh hưởng: Do thắng lưỡi bám sát ở ngoài nên sẽ có tình trạng bị đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của con.
Khi phanh lưỡi bám quá thấp bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện, nha khoa để tiến hành cắt phanh lưỡi bám thấp cho trẻ. Nếu bạn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: