Dây cung chọc má – Niềng răng mắc cài và những vấn đề bất cập!

Tình trạng dây cung chọc má là vấn đề khiến cho người đeo niềng cảm thấy khó chịu và thậm chí là đau đớn vì mắc cài đâm chọc vào phần mô mềm như vậy. Cách xử lý khi bị tình trạng dây cung mắc cài đâm chọc vào má là gì? Những vấn đề có thể bạn sẽ gặp phải khi niềng mắc cài?

Mời bạn theo thông thông tin bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân khiến dây cung chọc má?

Dây cung chọc má - Niềng răng mắc cài và những vấn đề bất cập!

Niềng răng phương pháp mắc cài là sự lựa chọn của rất nhiều người bởi những ưu điểm vượt trội mà mắc cài mang lại cho những tình trạng sai lệch khớp cắn.

Tuy nhiên niềng răng mắc cài cũng sẽ có một vài những nhược điểm cho người niềng. Có thể trong quá trình niềng răng, bạn sẽ bị vấn đề về sự cọ sát giữa dây cung, mắc cài vào phần mô mềm – má. Chính sự cọ sát này gây nên những vấn đề tổn thương mô mềm của bạn. Tình trạng đâm chọc như vậy được xác định là do phần đuôi mắc cài gây nên.

Chính vì vậy, để có thể giải quyết tình trạng này thì tốt nhất là phần đuôi dây cung này nên được bẻ gập lại nhằm giúp chúng không bị trôi ra phía trước hoặc được cố định bằng một chút composite. Tuy nhiên, sẽ có bác sĩ không chốt chặt ở phía sau, không cắt sát hoặc không bẻ gọn lại. Khi các răng bắt đầu di chuyển thì đuôi dây cung bị dài ra và đâm chọc vào phần má. Trường hợp nghiêm trọng hơn còn tạo thành các vết loét khó chịu.

Trên đây là nguyên nhân được xác định về việc dây cung chọc vào má. Vậy khi bị tình trạng trên thì người niềng nên xử lý như thế nào?

2. Hướng dẫn cách xử lý tình trạng dây cung đâm vào má

Dưới đây là các cách xử lý tình trạng dây cung đâm chọc vào má:

  • Cách xử lý 1: Chữa cháy bằng cách dùng sáp nha khoa – Sáp nha khoa có tác dụng giống như vật ngăn cách giữa phần mô mềm với dây cung để tránh tình trạng đâm chọc vào má gây tổn thương. Các bước xử lý bằng sáp nha khoa: Bước 1, bạn cần lấy 1 lượng nhỏ sáp nha khoa nhưng hãy chắc chắn rằng dây cung cũng phải sạch, khô. Có thể đánh răng cẩn thận trước để loại bỏ các mảng bám, thức ăn vụn trước khi bôi sáp. Bạn làm khô mắc cài, giữ môi và má tránh xa vùng dây cung. Phần sáp được bôi lên đầu phía dây cung đặt viên sáp lên đầu ngón tay rồi đưa vào vị trí chuẩn. Ấn nhẹ xuống để chúng che đi dây cung. Như vậy là bạn đã có thể xử lý tình trạng đâm chọc vào má bằng sáp nha khoa.
  • Cách xử lý 2: Dụng cụ bảo vệ môi má – Miếng bảo vệ môi má là 1 miếng đệm trong suốt, linh hoạt có thể bao phủ khoang miệng. Bạn hoàn toàn có thể thay thế sáp nha khoa bằng dụng cụ bảo vệ môi má này.
  • Cách xử lý 3: Dùng gel nha đam hoặc thuốc tê: Gel nha đam có tác dụng giúp bạn tránh được tình trạng viêm loét phần mô mềm bị đâm chọc. Còn thuốc tê thì có tác dụng làm mất cảm giác ở vùng bạn bôi tê, nên khi có bị dây cung chọc thì bạn cũng không có cảm giác bị đau

Bên cạnh đó, thì bạn có thể xử dụng nước muối cũng như có chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên cách xử lý hiệu quả hơn hết là bạn nên báo ngay cho bác sĩ của bạn để được đặt lịch qua kiểm tra và xử lý phần dây cung thừa. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt nó đi và sẽ giải quyết được tình trạng dây cung chọc má cho bạn.

Nếu bạn muốn đặt lịch niềng răng tại Nha khoa Long Biên – Bác sĩ Trung Long Biên – Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Địa chỉ 1: 443 Đường Bát Khối – Long Biên – Hà Nội

Địa chỉ 2: Ngã 4 Phố Sủi – Gia Lâm – Hà Nội

GIỜ LÀM VIỆC: 07:30 a.m – 18:00 p.m

HOTLINE: 0799 155 121 – 0899 155 121 – 0865 155 121

Mail: Nhakhoa443bstrung@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video