Dính thắng lưỡi ở trẻ: Nên hay không nên cắt thắng lưỡi?
Dính thắng lưỡi ở trẻ là biểu hiện của tình trạng thắng lưỡi bám thấp gây cản trở các hoạt động của trẻ như: Nói, nuốt, phát âm…Tình trạng thắng lưỡi bám thấp ở trẻ gặp khá phổ biến và ngày nay việc xử lý vấn đề này cũng khá nhanh chóng và đơn giản. Ba mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn thông tin tại bài viết này.
Nên hay không nên cắt thắng lưỡi cho trẻ. Ba mẹ đừng bỏ qua thông tin bài viết hữu ích này nhé.
1. Dính thắng lưỡi ở trẻ: Định nghĩa, nguyên nhân là gì?
Dính thắng lưỡi là tình trạng thắng lưỡi bị ngắn hơn so với bình thường. Tình trạng này là những vấn đề bẩm sinh mà bất cứ trẻ nào cũng có thể có nguy cơ bị. Theo như nghiên cứu và thống kê thì có khoảng 5% trẻ sơ sinh sau khi chào đời sẽ bị vấn đề về thắng lưỡi.
Tình trạng dính thắng lưỡi sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng một số vấn đề như:
- Cản trở sự chuyển động của lưỡi
- Khó khăn hơn trong vấn đề phát âm
- Ăn uống, ti mẹ, bú bình sẽ bị cản trở do thắng lưỡi bám ngay sát gần
Ba mẹ cũng có thể căn cứ vào những biểu hiện này của con để phát hiện vấn đề và cho con đi khám bác sĩ nha khoa hoặc Nhi khoa để được điều trị sớm.
Tình trạng thắng lưỡi bám thấp ngoài việc có một số ảnh hưởng tới trẻ trong quá trình ăn uống, phát âm hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của con thì đây cũng không phải là 1 vấn đề quá cấp bách và nguy hiểm. Để nói chính xác về nguyên nhân dính thắng lưỡi thì chưa có 1 nghiên cứu nào chỉ ra chính xác, rõ ràng về tình trạng này. Tuy nhiên vấn đề của yếu tố di truyền cũng sẽ là 1 nguyên nhân gây nên tình trạng dính thắng lưỡi.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ
Tình trạng thắng lưỡi của trẻ bị bám thấp sẽ có những biểu hiện như sau:
- Khi thắng lưỡi ngắn thì những cử động của lưỡi sẽ bị cản trở và không linh hoạt trong quá trình hoạt động của lưỡi
- Sự cản trở của lưỡi khi thắng bám thấp sẽ khiến cho lưỡi không đưa ra được phía ngoài như bình thường
- Cũng giống như việc không đưa được lưỡi ra phía ngoài, khi thắng bám gần thì lưỡi sẽ không đưa được lên phía bên trên
- Biểu hiện rõ thấy mà ba mẹ có thể nhận biết được đó là khi con khóc thì phần đầu lưỡi của con sẽ có hình trái tim, hình nhọn hoặc vuông.
- Nếu ba mẹ để ý thì sẽ thấy ở những trẻ có phanh bám thấp thì phía răng cửa dưới sẽ bị thưa, hở
- Phát âm của con sẽ bị ảnh hưởng khi phanh môi bám thấp
3. Cấp độ của tình trạng thắng lưỡi bám thấp
Mỗi vấn đề sẽ đều có chia ra những tình trạng từ đơn giản đến phức tạp. Và tình trạng dính thắng lưỡi cũng sẽ được chia ra làm những cấp độ như:
-
Mức độ 1 – nhẹ: Từ 12 – 16mm
-
Mức độ 2 – trung bình: Từ 8 – 11mm
-
Mức độ 3 – nặng: Từ 3 – 7mm
-
Mức độ 4 – hoàn toàn: Dưới 3mm
Vậy ở mức độ như thế nào thì cần điều trị và điều trị như thế nào tình trạng thắng lưỡi bám sát như vậy? Mời bạn đọc thông tin ở phần 4 nhé!
4. Cách điều trị tình trạng thắng lưỡi dính
Ngày xưa khi mọi thứ vẫn chưa thực sự phát triển thì việc cắt thắng lưỡi có thể sử dụng bằng việc dùng kéo, dao thông thường để cắt. Tuy nhiên khi cắt bằng những dụng cụ như vậy thì vị trí cắt sẽ chảy nhiều máu và lâu lành. Điều này cũng sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng cho trẻ.
Ngày nay, y khoa phát triển, trong việc điều trị cắt thắng lưỡi thì bác sĩ sẽ sử dụng dao điện laze để cắt. Dụng cụ cắt này sẽ không gây chảy máu và đau đớn gì cho trẻ trong quá trình thực hiện thủ thuật. Sau khi cắt con sẽ cảm thấy hơi có cảm giác rát nhẹ nhưng cảm giác đó sẽ hết ngay sau đó.
Khi trẻ cắt thắng lưỡi xong thì con sẽ ăn uống và hoạt động bình thường mà không cần kiêng gì. Vì vậy ba mẹ hãy yên tâm khi cho con thực hiện thủ thuật cắt phanh lưỡi bám thấp nhé.
Ba mẹ có thể xem chi tiết hơn video tại đây:
Nếu như bạn muốn đặt lịch để tư vấn và thăm khám tại nha khoa bác sĩ Trung Long Biên – Bạn có thể liên hệ qua địa chỉ sau đây: