Mọi người vẫn luôn truyền tai nhau câu nói: “Răng khôn nhưng mọc ngu”. Tại sao lại nói như vậy? Những ảnh hưởng cũng như phiền toái mà nó mang lại cho chúng ta là gì?
Mời bạn đọc bài viết này!
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc trong cùng của cung hàm. Trong y khoa, người ta sẽ chia ra thành 4 cung hàm. Theo ước tính của các nhà khoa học, cung hàm sẽ được chia thành 2 nửa. Bao gồm nửa bên trái và nửa bên phải.
- Ở phía nửa bên phải sẽ có: Cung 1 và cung 2
- Ở phía nửa bên trái sẽ có: Cung 3 và cung 4
Chúng ta sẽ xác định cung theo chiều xoay của kim đồng hồ. Thứ tự của mỗi răng sẽ bắt đầu được đánh số. Răng cửa là răng số 1. Bên phải được gọi theo thứ tự là răng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7. Đến vị trí răng khôn là răng 1.8 hay vị trí răng cuối cùng là số 8. Một người mọc đủ răng thì một cung có 8 răng và 4 cung có 32 răng.
Từ đó, răng khôn có tên gọi là răng số 8. Chiếc răng này không thực hiện chức năng gì trong quá trình ăn nhai. Vì vậy nó giống như chiếc răng thừa trong cung hàm vậy. Ngược lại, răng khôn còn gây ra rất nhiều vấn đề.
2. Răng khôn và những vấn đề thường gặp
Việc vệ sinh chiếc răng trong cùng của cung hàm khó khăn hơn các răng còn lại rất nhiều. Nếu như việc vệ sinh không được cẩn thận và sạch sẽ sẽ gây nên rất nhiều vấn đề:
- Răng số 8 gây nên vấn đề nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm: Trong trường hợp răng số 8 mọc thẳng thì không có vấn đề. Nhưng khi răng mọc lệch sẽ dễ gây sưng đau, nhiễm trùng. Khi nướu trùm kín lên răng ngầm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, viêm nhiễm phát triển. Từ đó gây cảm giác đau nhức và khó chịu.
- Răng số 8 gây u nang xương hàm: Khi răng số 8 mọc lệch sẽ có nguy cơ gây nên vấn đề tiêu chân răng. Các răng xung quanh sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm.
- Răng số 8 gây nên vấn đề sâu răng: Răng số 8 bị sâu là trường hợp phổ biến thường gặp. Việc sâu răng lâu ngày sẽ tạo nên lỗ sâu răng. Ngoài việc lỗ sau có thể gây nên vấn đề hôi miệng. Bên cạnh đó, nó sẽ trực tiếp ảnh hưởng và lây lan sang các răng kế cạnh.
- Vấn đề bị rối loạn phản xạ và cảm giác: Khi răng khôn mọc lệch sẽ có nguy cơ chèn ép các dây thần kinh mặt: Gây nên vấn đề mất cảm giác hoặc bị giảm cảm giác tại môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm.
3. Những nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch
Trong cuộc sống phát triển như hiện nay, thì việc ăn nhai thức ăn cũng khác với thời xưa. Ở thời xưa, việc ăn nhai các thức ăn cứng, rắn rất phổ biến. Đồng thời, theo như ước tính thì việc ăn nhai ngày xưa nhiều và khỏe hơn. Chính vì vậy cung hàm cũng trở nên rộng hơn.
Nhưng ngày nay, việc ăn nhai không còn thô sơ như trước. Thức ăn cũng được chế biến chín và mềm hơn rất nhiều. Từ đó, khi hàm nhai không cần vận động quá nhiều nữa thì cung hàm cũng có xu hướng nhỏ lại. Việc cung hàm nhỏ lại sẽ khiến cho răng khôn không còn chỗ để mọc. Đây là nguyên nhân đầu tiên gây nên vấn đề răng khôn mọc lệch
Nguyên nhân thứ 2, răng số 8 là chiếc răng mọc rất chậm. Trong giai đoạn xương hàm đã hình thành chắc chắn đầy đủ thì việc răng số 8 muốn mọc lên cũng rất khó. Chính vì vậy, có nhiều răng khôn ở tình trạng mọc ngầm và lệch lạc.
Nguyên nhân thứ 3 là khi hình thành mầm răng khôn ở giai đoạn từ 7-8 tuổi, khi hình thành lớp men, lúc đó xương hàm phát triển xuống dưới và đi ra trước. Vô hình chung là những răng khôn là răng nằm ở những điểm gấp khúc của thân xương hàm dưới. Vì vậy, trong quá trình phát triển của xương hàm sẽ kéo cho thân răng số 8 bị đổ khiến răng nghiêng.
Trên đây là một số thông tin và kiến thức cơ bản về chủ đề RĂNG KHÔN. Nếu bạn muốn biết hay thắc mắc thông tin gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: