Người ta vẫn thường nghe thấy câu nói “Niềng răng là cả một lộ trình”. Vậy lộ trình đó gồm các giai đoạn niềng răng nào? Giai đoạn nào là quan trọng nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
1. Giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 1
Trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ chia ra làm 3 giai đoạn cơ bản. Mỗi giai đoạn sẽ có những sự thay đổi khác nhau của hàm răng. Giai đoạn đầu tiên, giai đoạn làm đều khung răng.
- Đây là giai đoạn bạn bắt đầu làm quen với niềng răng. Nếu như bạn dùng khay niềng trong suốt thì khí cụ niềng sẽ là những chiếc khay mỏng nhẹ, chất liệu nhựa trong suốt. Còn bạn niềng mắc cài thì khí cụ sẽ là hệ thống các mắc cài và dây cung. Những khí cụ đó sẽ hỗ trợ quá trình niềng răng của bạn được hoàn thiện.
- Mục đích của giai đoạn 1: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị bằng cách sử dụng khí cụ niềng để làm đều các răng. Giai đoạn đầu là giai đoạn bạn bắt đầu thích nghi và làm quen. Vậy nên, lực của các khí cụ lúc này được bác sĩ điều chỉnh vừa phải. Vì nếu để lực tác động lên răng quá mạnh thì sẽ khiến cho bạn cảm giác khó chịu.
- Cùng với đó, trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ không thực hiện các thủ thuật như kéo đóng khoảng.
- Thời gian của giai đoạn đầu sẽ là khoảng 4-6 tháng. Thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc phần lớn vào phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. Giai đoạn 2 – Giai đoạn đóng khoảng
Sau khi bạn đã trải qua giai đoạn 1 và bắt đầu làm quen với niềng răng. Thì khi chuyển sang giai đoạn 2 này, bác sĩ sẽ tiến hành việc đóng khoảng. Thủ thuật đóng khoảng trong niềng răng sẽ được thực hiện theo các cách như sau:
- Loại 1 – Kéo lùi cung răng: Việc bác sĩ thực hiện kéo lùi vị trí các răng trước về phía sau là trường hợp răng hô. Đây là tình trạng hàm răng phía trên có xu hướng đưa ra phía trước nhiều hơn hàm dưới. Đồng thời hàm trên cắn chùm hàm dưới.
- Loại 2 – Kéo các răng sau về trước: Nếu tình trạng răng bạn bị móm thì bác sĩ sẽ dùng cách đóng khoảng như vậy. Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật để kéo răng hàm trên ra phía ngoài.
- Loại 3: Kết hợp kéo răng trước ra sau và răng sau ra trước: Việc kéo răng như vậy sẽ giúp cho cung hàm trên và dưới được cân bằng. Đồng thời các răng sẽ được đưa về vị trí khớp cắn chuẩn.
Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể sử dụng: Chun kéo liên hàm hoặc cắm Minivis để hỗ trợ kéo răng. Giai đoạn đóng khoảng này được coi như giai đoạn quan trong nhất. Nó quyết định đến cả lộ trình chỉnh nha của bạn. Thời gian của giai đoạn 2 là khoảng 1 năm.
3. Các giai đoạn niềng răng – Giai đoạn 3: Tinh chỉnh và kết thúc
Sau khi quá trình niềng răng của bạn trải qua 2 giai đoạn:
- Làm đều cung răng – Giai đoạn bắt đầu
- Đóng khoảng – Giai đoạn 2 – Giai đoạn quan trọng nhất
Còn giai đoạn cuối cùng là giai đoạn: Tinh chỉnh và kết thúc. Sau khi bác sĩ đã tiến hành các giai đoạn 1 và 2 cho bạn thì khi này tình trạng răng như: Hô, móm, lệch lạc… đã được cải thiện. Nhưng không thể thiếu giai đoạn cuối cùng này: Giai đoạn tinh chỉnh.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra toàn bộ hàm răng cho bạn. Trường hợp, còn các răng chưa vào đúng vị trí khớp cắn thì bác sĩ sẽ điều chỉnh lại khí cụ để chỉnh lại các trục chân răng.
Giai đoạn 3, bác sĩ sẽ chỉnh sao cho đường giữa được thẳng. Bằng cách sử dụng chun liên hàm hoặc chỉnh các khớp hàm với nhau. Khi hàm răng đã tương đối ổn, các bác sĩ sẽ bắt đầu thao tác để giữ các vị trí ổn định. Bác sĩ có thể sử dụng buộc chun chuỗi để đóng nốt hoặc buộc khối bằng các sợi dây thép.
Giai đoạn tinh chỉnh sẽ thường kéo dài 3-4 tháng. Quãng thời gian này là quá trình hồi xương để các răng được chắc khỏe. Sau khi mọi thứ đã hoàn chỉnh hết thì bác sĩ tiến hành tháo niềng cho bạn.
Trong giai đoạn này, bạn bắt buộc cần đeo hàm duy trì. Đây là giai đoạn rất quan trọng nếu bạn muốn kết quả sau chỉnh nha được duy trì bền lâu. Bởi nếu sau khi tháo niềng bạn không đeo hàm duy trì thì răng sẽ bị “chạy” về vị trí cũ.