Dính thắng lưỡi

Nhiều bố mẹ thấy con bú kém, nói ngọng hoặc 2-3 tuổi rồi mà không chịu nói hay lưỡi của con sao lại có đầu hình trái tim. Liệu đây có phải biểu hiện của dính thắng lưỡi không ? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này nhé.

1.Dính thắng lưỡi và biểu hiện của chúng ?

Thắng lưỡi
Thắng lưỡi ngắn

Dính phanh lưỡi ( thắng lưỡi ) là hiện tượng lớp màng mỏng nằm phía dưới lưỡi bị ngắn, dày và căng khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Và đó cũng chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến phát âm của trẻ. Hiện tượng này được coi là một bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh, ai cũng có thể bị khi sinh ra.

Trẻ bị dính thắng lưỡi thường khó bú, khó nuốt, chậm nói hoặc khó phát âm, nói ngọng,…Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định có cần phải cắt hay không.

Cha mẹ có thể nhận thông qua những biểu hiện sau :

  • Đầu lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế
  • Khó thẻ lưỡi ra ngoài, đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được
  • Khó uốn lưỡi lên trên, đầu lưỡi không chạm được vòm miệng
  • Đầu lưỡi có dạng hình trái tim
  • khó nuốt, phát âm cũng khó, không được tròn tiếng.

Tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn yên tâm, thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản và không hề gây nguy hiểm cho trẻ.

2.Phân loại mức độ

Dính thắng lưỡi được phân chia ở 4 mức độ. Dựa theo chiều dài thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi:

  • Mức độ 1 : Mức độ nhẹ từ 12-16mm
  • Mức độ 2 : Mức độ trung bình từ 8-11mm
  • Mức độ 3 : Mức độ nặng từ 3-7mm
  • Mức độ 4 : Mức độ dính hoàn toàn dưới 3mm

Trường hợp trẻ dính thắng lưỡi ở mức độ 1 hoặc 2 thì có thể để theo dõi thêm, chưa cần phẫu thuật vội. Còn đối với trường hợp ở độ 3 hoặc 4 thì nên phẫu thuật sớm để tránh những ảnh hưởng và khó khăn có thể gặp phải.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Video